Visa lao động của Nhật có gần 20 loại, ngoài các Visa chuyên môn chất lượng
cao như ngoại giao, y bác sĩ, luật sư, nhà nghiên cứu, giáo sư đại học
thì các Visa được xét cho du học sinh, người bắt đầu sang Nhật làm việc
được giới hạn bởi 3 loại Visa "Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế","Kỹ năng đặc định","Thực tập kỹ năng"
Dưới đây là bảng so sánh giữa 3 loại Visa.
Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế | Kỹ năng đặc định | Thực tập kỹ năng | |
Nội dung công việc | Công việc chuyên môn chất lượng cao | Ngành nghề quy định | Ngành nghề quy định |
Tư cách | Người lao động | Người lao động | Thực tập sinh |
Điều kiện | Tốt nghiệp đại học, cao đẳng | ・Tiếng Nhật trên N4 ・Đã là TTS kỹ năng hoặc Đỗ kỳ thi kiểm tra kiến thức và kinh nghiệm |
Không có gì đặc biệt |
Thời gian có thể cư trú tại Nhật | Không giới hạn | Số 1...5năm Số 2...Không giới hạn |
Nguyên tắc là 3 năm (Dài nhất là 5 năm) |
Chuyển việc | Có thể | Có thể | Không thể |
Baỏ lãnh gia đình | Có thể | Số 1...Không có khả năng Số 2...Có khả năng |
Không thể |
Ngoài ra | Không yêu cầu gì | Hỗ trợ của cơ quan hỗ trợ đăng ký (Số 1) |
Quản lý của nghiệp đoàn |
Khái quát
Người nước ngoài khi làm việc tại Nhật trước tiên cần có Visa lao động,
đó là Visa công nhận người nước ngoài có tri thức và kỹ thuật cao trên
một mức độ nhất định.
Ưu điểm
Nếu được cấp loại Visa này sẽ có thể làm việc giống như người Nhật, và
trường hợp gia hạn liên tục thì có thể sinh sống ở Nhật lâu dài. Ngoài
ra có thể bảo lãnh gia đình, có thể chuyển việc giống như người Nhật.
Nhược điểm
Bị giới hạn bởi nội dung công việc có thể làm, yêu cầu phải là công việc
kỹ thuật cao nên cơ bản phải là người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trường
nghề, đồng thời phạm vi công việc rất hạn hẹp. Tuy nhiên việc xét hồ sơ
của Cục xuất nhập cảnh cũng rất linh hoạt, tùy từng trường hợp sẽ có những
ngoại lệ, vì thế hãy ghé qua văn phòng chúng tôi để được trao đổi và xin
tư vấn trực tiếp.
Loại Visa này được chia thành 3 phạm trù theo nội dung công việc "Kỹ thuật", "Tri thức nhân văn", "Nghiệp vụ quốc tế", để nhận được từng loại Visa này thì điều kiện sẽ khác nhau.
Sự khác nhau lớn được phân chia theo dưới đây.
Kỹ thuật | Vẽ đồ họa, lập trình, công việc ngành khoa học tự nhiên. |
Tri thức nhân văn | Kế toán, marketing, công việc ngành khoa học xã hội. |
Nghiệp vụ quốc tế | Phiên dịch, biên dịch, giao dịch nước ngoài, những công việc yêu cầu tư tưởng và sự nhạy cảm với người nước ngoài. |
Dưới đây giải thích các điều kiện để xin được Visa theo từng phạm trù
① Nội dung công việc | Là công việc cần tới tri thức, kỹ thuật thuộc cái lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ hay các công việc có nghiệp vụ kỹ thuật trên mức tiêu chuẩn nhất định. |
② Quá trình học tập và công tác | Tốt nghiệp đại học (bao gồm cả cao đẳng), trường nghề của Nhật. Hoặc, có trên 10 năm kinh nghiệm. |
③ Tính liên quan | Nội dung công việc và chuyên ngành học ở trường (hoặc kinh nghiệm thực tế) phải có tính liên quan. |
【Giải thích】
①Nội dung công việc
Nói đơn giản phải là công việc kỹ thuật tiên tiến cần phải có kiến thức
học thuật đã được học ở trường đại học. Ví dụ, công việc hàn cũng cần phải
có kỹ thuật công nghệ nhất định, nhưng không thể nói là công việc cần kiến
thức chuyên môn học thuật mà phải học ở trường đại học, vì thế không thể
xin cấp loại Visa này. Mặt khác, công việc sử dụng phần mềm CAD, vẽ đồ
họa, hay công việc sử dụng ngôn ngữ lập trình máy tính là công việc yêu
cầu kiến thức công nghệ, trên mức tiêu chuẩn nhất định sẽ được cấp loại
Visa này.
Công việc như thế nào, thỏa mãn điều kiện ① ra sao thì việc phán đoán rất
khó khăn nên để được chính xác thì kiến thức pháp luật và việc tích lũy
kinh nghiệm là cần thiết. Ngoài ra việc xét hồ sơ của Cục xuất nhập cảnh
cũng rất linh hoạt, nên hãy đến trao đổi trực tiếp tại văn phòng chúng
tôi để được tư vấn.
②Quá trình học tập và công tác
Điều kiện cần thiết là phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trường nghề,
hay kinh nghiệm làm việc thực tế trên 10 năm. Nếu tốt nghiệp đại học, cao
đẳng ở nước ngoài thì không sao, nhưng chú ý nếu tốt nghiệp trường nghề
thì phải là trường của Nhật. Ngoài ra, cũng có trường hợp trường cao đẳng
ở nước ngoài nhưng tên trường lại ghi là đại học, và thực tế lại đào tạo
nghề, những trường hợp đó giống như trường nghề ở nước ngoài nên không
được chấp nhận để cấp Visa. Các trường đại học ở nước ngoài sẽ bị xét là
có hay không học vị, vì thế khi kiểm tra quá trình học tập phải kiểm tra
nếu tốt nghiệp đại học, cao đẳng thì phải có bằng "cử nhân",
"tốt nghiệp cao đẳng", hay nếu tốt nghiệp trường nghề của Nhật
thì phải có học vị "chuyên ngành".
Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế trên 10 năm thì phải chứng minh được bằng
việc nộp đơn xác nhận việc làm, vì có rất nhiều đơn xác nhận việc làm giả
nên việc thẩm tra rất nghiêm ngặt, rất nhiều trường hợp không được cấp
Visa vì do giấy xác nhận việc làm không đúng. Trường hợp xin Visa bằng
kinh nghiệm làm việc thực tế thì cần phải chuẩn bị giấy tờ liên quan đến
nơi đã và đang làm việc, nội dung công việc có thể làm.
③Tính liên quan
Phải có sự liên quan giữa nội dung công việc và quá trình học tập công
tác, tóm lại là cần phải có sự liên quan giữa ① và ②. Nếu công việc làm
về lập trình thì phải tham gia các tiết học về lập trình ở trường học,
nếu công việc làm về CAD thì phải tham gia các tiết học về sử dụng phần
mềm CAD và vẽ đồ họa. Học ở trường đại học thì sẽ được nới lỏng hơn, còn
học ở trường nghề thì sẽ bị xét khắt khe hơn một chút.
Trường hợp có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm thì sẽ thẩm tra tính liên
quan với kinh nghiệm thực tế đó.
① Nội dung công việc | Là công việc cần tới tri thức, kỹ thuật thuộc cái lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế, luật, hay các công việc có nghiệp vụ kỹ thuật trên mức tiêu chuẩn nhất định. |
② Quá trình học tập và công tác | Tốt nghiệp đại học (bao gồm cả cao đẳng), trường nghề của Nhật. Hoặc, có trên 10 năm kinh nghiệm. |
③ Tính liên quan | Nội dung công việc và chuyên ngành học ở trường (hoặc kinh nghiệm thực tế) phải có tính liên quan. |
【Giải thích】
Khác với Visa "Kỹ thuật"trong phần nội dung công việc thay "khoa
học tự nhiên, công nghệ" bằng "khoa học xã hội, nhân văn, kinh
tế, luật".
Công việc được chấp nhận thì ngoài công việc tổng hợp, còn có kế toán,
marketing.
① Nội dung công việc | Là các công việc phiên dịch, biên dịch, chỉ đạo ngôn ngữ học, quảng cáo, tuyên truyền, hay giao dịch với nước ngoài, thiết kế quần áo hay đồ trang trí nhà cửa, phát triển khai thác các mặt hàng, các công việc có tư tưởng và sự nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. |
② Quá trình học tập và công tác | Kinh nghiệm làm việc thực tế trên 3 năm (không kiên quan đến quá trình
học tập). Biên dịch, phiên dịch hay chỉ đạo ngôn ngữ học, nếu tốt nghiệp đại học thì không cần kinh nghiệp làm việc thực tế. |
③Tính liên quan | Nội dung công việc và kinh nghiệm làm việc thực tế phải có tính liên quan. Nếu như tốt nghiệp đại học xin làm biên dịch, phiên dịch, chỉ đạo ngôn ngữ học thì công việc có thể làm phải xét từ môn học hay tiếng mệ đẻ. |
【Giải thích】
①Nội dung công việc
Điều quan trọng phải là "Công việc có tư tưởng và sự nhạy cảm dựa
trên nền tảng văn hóa nước ngoài". Biên dịch, phiên dịch tiếng mẹ
đẻ, chỉ đạo ngôn ngữ học, nghiệp vụ giao dịch quốc tế sẽ dễ được chấp nhận
nhưng những công việc như "phục trang", may áo phông có in hình
nhân vật hoạt hình của Nhật thì không thể nói là "có tư tưởng và sự
nhạy cảm dựa trên nền tảng văn hóa nước ngoài", và không phải là đối
tượng được chấp nhận. Trường hợp này phải là những trang phục dân tộc,
có những hình ảnh mang tính chất văn hóa đặc trưng của nước ngoài. Ngành
nghề quảng cáo, thiết kế đồ trang trí nội thất, khai thác phát triển các
mặt hàng cũng tương tự như vậy.
②Quá trình học tập và công tác
Về cơ bản cần có trên 3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế. Riêng với ngành
biên dịch, phiên dịch, chỉ đạo ngôn ngữ học không cần kinh nghiệm làm việc
thực tế nhưng cần phải tốt nghiệp đại học để có thể làm việc.
③Tính liên quan
Nội dung công việc sẽ làm và kinh nghiệm làm việc thực tế phải có tính
liên quan. Trường hợp tốt nghiệp đại học, và làm các công việc biên dịch,
phiên dịch, chỉ đạo ngôn ngữ học cần phải xác nhận trình độ ngôn ngữ sẽ
sử dụng trong công việc và trình độ tiếng Nhật. Cụ thể là ngoài ngôn ngữ
học trong các giờ học, môn học ở trường đại học, thì cần có chứng chỉ các
kỳ thi ngôn ngữ, thời gian đã sử dụng ngôn ngữ đó trong cuộc sống cũng
là yếu tố để thẩm định.
Khái quát
Từ ngày 1 tháng 4 năm 2019 chính phủ ban hành một loại Visa mới là "Kỹ năng đặc định", người nước ngoài có thể làm các ngành nghề đa dạng, cả những công
việc mà "Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế" không được làm.
Nếu xin được Visa "Kỹ năng đặc định" thì các bạn du học sinh đang làm thêm ở các cửa hàng ăn uống sau khi tốt
nghiệp cứ như vậy có thể xin vào làm phục vụ bàn, nhân viên nhà bếp ở cửa
hàng đó, hay có thể xin việc ở các nhà máy chế biến đồ ăn uống, xin làm
việc tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn. Ngoài ra thực tập sinh kỹ năng
sau khi hoàn thành 3 năm thực tập kỹ năng mà chưa muốn về nước có thể chuyển
sang Visa "Kỹ năng đặc định" và có thể xin việc tại các công ty như một người lao động. .
Các loại Visa "Kỹ năng đặc định"
Kỹ năng đặc định có 2 loại "Kỹ năng đặc định số 1" và "Kỹ năng đặc định số 2". Có thể chuyển sang Kỹ năng đặc định số 2 sau khi hoàn thành kỹ năng đặc
định số 1 hoặc thi đỗ kỳ thi.
■Kỹ năng đặc định số 1 Tổng thời gian lưu trú: 5 năm (Là thời hạn dài nhất mà người có Visa Kỹ năng đặc định số 1 có thể làm việc) Bảo lãnh gia đình: Không được Nghĩa vụ hỗ trợ: Có (Phải có nghĩa vụ hỗ trợ các loại đối với người nước ngoài có Visa Kỹ năng đặc định số 1) ■Kỹ năng đặc định số 2 Tổng thời gian lưu trú: Không giới hạn Bảo lãnh gia đình: Có thể Nghĩa vụ hỗ trợ: Không cần |
Các ngành nghề Visa "Kỹ năng đặc định" có thể làm
14 ngành nghề dưới đây có khả năng làm.
Ngành công nghiệp vật liệu, ngành chế tạo máy, ngành điện - điện tử, ngành
đóng tàu - hàng hải, ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống, ngành
bảo dưỡng - sửa chữa ô tô, hàng không, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp,
vệ sinh các toàn nhà, ngành hộ lý, ngành dịch vụ ăn uống, ngành khách sạn.
Phương thức xin Visa "Kỹ năng đặc định"
Có hai lộ trình đó là: Đỗ kỳ thi kiểm tra kiến thức, kinh nghiệm được quy
định hoặc Hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng.
①Đỗ kỳ thi kiểm tra kiến thức, kinh nghiệm được quy định
→ Đỗ kỳ thi theo ngành nghề (Được tổ chức ở trong hay ngoài nước, theo
mỗi ngành nghề)
+
Đỗ kỳ thi tiếng Nhật (Kỳ thi năng lực tiếng Nhật 4Kyu(N4)hoặc bài kiểm
tra cấp độ A2 của quỹ giao lưu quốc tế)
② Hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng.
→ Hoàn thành chương trình Thực tập kỹ năng số 2 (Thực tập trong 3 năm)
hoặc chương trình Thực tập kỹ năng số 3 (Thực tập trong 5 năm) về ngành
nghề có liên quan.
Tỉ lệ thi đỗ kỳ thi đang được tổ chức ở Nhật là khoảng 70%, vì thế du học
sinh đã học tiếng Nhật trước đó chỉ cần cố gắng một chút là có thể đỗ được.
Những người đã hoàn thành thực tập kỹ năng không cần thi mà được chấp nhận
chuyển đổi sang Visa Kỹ năng đặc định.
Vì kỳ thi cũng được tổ chức ở nước ngoài, nên người nước ngoài thi đỗ kỳ
thi ở nước ngoài cũng có thể đến Nhật. Ngoài ra, thực tập sinh kỹ năng
đã trở về nước cũng có thể quay lại Nhật bằng Visa Kỹ năng đặc định để
làm việc.
Ưu điểm
Vì điều kiện lao động giống với người Nhật nên so với thực tập kỹ năng
tiền lương nhận được sẽ cao hơn, và có thể chuyển việc. Khi chuyển sang
số 2 thì không giới hạn thời gian lưu trú và có thể bảo lãnh gia đình.
Vì là loại Visa cấp cho các ngành nghề không thu hút được người Nhật nên
so với Visa "Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế" thì dễ xin việc hơn, cho dù không có bằng cấp thì vẫn có thể xin được Visa.
Bảo lãnh gia đình
Trong 5 năm kỹ năng đặc định số 1 không thể bảo lãnh gia đình bằng Visa "Đoàn tụ gia đình" nhưng có thể mời sang "Lưu trú ngắn hạn".Thời gian lưu trú 1 lần là 90 ngày và 1 năm có thể lưu trú dài nhất
lên đến 180 ngày.
Thời gian lưu trú
Kỹ năng đặc định số 1 có tổng thời gian làm việc ở Nhật là 5 năm. Vì thế
sau 2 năm làm việc ở Nhật, bạn có thể về Việt Nam 2 năm, sau đó xin lại
Visa và trở lại Nhật làm việc thêm 3 năm nữa. Bạn có thể về phép một thời
gian ngắn mà không cần xin lại Visa.
Khái quát
Những công ty với vai trò cống hiến cho sự nghiệp quốc tế sẽ được tiếp
nhận thực tập sinh, đào tạo thực tập sinh kỹ năng trong vòng 3 năm hoặc
5 năm, sau đó yêu cầu về nước chuyển giao kỹ thuật của Nhật ra nước ngoài,
và đây là Visa lao động.
Công ty tiếp nhận phải ký kết với một tổ chức gọi là "Nghiệp đoàn", nghiệp đoàn sẽ quản lý các công ty tiếp nhận sao cho không bắt lao động
làm việc sai lệch với mục đích thực tập, công ty tiếp nhận thông qua nghiệp
đoàn nhận thực tập sinh kỹ năng và thực hiện dưới sự quản lý đó.
Ưu điểm
Thực tập sinh kỹ năng không cần điều kiện bằng cấp hay thi đỗ kỳ thi để
đến Nhật, mà các công ty tuyển dụng chỉ xét nền tảng tiếng Nhật cơ bản
và sự đam mê dựa theo năng lực kỹ thuật, vì thế có thể nói đối với người
lần đâù tiên đến Nhật đây sẽ là Visa có khả năng dễ xin nhất, và được bắt
đầu làm việc nhanh nhất.
Nhược điểm
So với các tư cách lưu trú khác thì tiền lương thấp, môi trường sống như
nhà ở thấp. Ngoài ra, bị quản thúc bởi "Kế hoạch thực tập kỹ năng"
nên không thể thay đổi nơi làm việc, tóm lại là không thể chuyển việc.
Việc dừng thực tập tại công ty tiếp nhận đang làm việc đồng nghĩa với việc
phải về nước. Thực tập sinh kỹ năng thường là những người đến Nhật bằng
một khoản tiền vay nợ nên cho dù có cực khổ họ cũng sẽ cố gắng chịu đựng.
Việc gắn kết chặt chẽ giữa nghiệp đoàn và thực tập sinh là cực kỳ quan
trọng.
Đối sách để có thể an tâm làm việc
Ví dụ, tuyển người nước ngoài có Visa "Kỹ thuật,Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế"
Khi tuyển là tháng 5/2019, thời gian lưu trú còn đến tháng 4/2020.
Trường hợp này là Visa lao động, thời gian lưu trú còn dài nên tưởng rằng
có thể an tâm, nhưng thực tế không phải như vậy. Tại sao? Dù đã lấy được
Visa ở công ty cũ , nhưng không thể phán đoán được công ty mới chuyển đến
có thể xin được Visa cho bạn hay không? Để tiếp tục duy trì Visa này thì
phải đợi Cục xuất nhập cảnh thẩm tra khi xin gia hạn Visa vào tháng 4/2020.
Tóm lại, nếu xin vào công ty không thể xin được Visa thì đợt gia hạn Visa
tháng 4/2020 sẽ không được cấp phép, đó là việc đầu tiên cần phải nghĩ
đến. Và đây cũng là điều đáng lo ngại nhất. Trường hợp xấu nhất có khả
năng bị truy vấn vào tội lao động bất hợp pháp, hay khi không được cấp
phép gia hạn thì vội vàng đi xin việc mới nhưng thời gian lưu trú lại không
còn.
Do vậy,
Người có ý định chuyển việc, chúng tôi đưa ra 2 lời khuyên dưới đây.
① Nhờ luật sư hành chính phán đoán
→ Trao đổi với luật sư hành chính chuyên về Visa lao động để phán đoán
xem công ty chuyển đến có thể gia hạn được Visa hay không. Nên trao đổi
trước khi chuyển việc hoặc trao đổi sớm nhất có thể sau khi đã chuyển việc.
② Xin cấp "Giấy chứng nhận tư cách lao động"
→ Muốn biết công ty đang làm có xin gia hạn được Visa hay không thì trước
khi gia hạn nhờ Cục xuất nhập cảnh phán đoán, nếu không sao thì sẽ được
cấp giấy chứng nhận. Nếu có giấy chứng nhận này thì thời gian xin gia hạn
sẽ mất khoảng 2 tuần, sau đó có thể an tâm làm việc. Thế nhưng chỉ có thể
xin được sau khi chuyển việc. Trường hợp thẩm tra khắt khe có thể mất tới
2 tháng, vì thế nên nhờ các văn phòng luật sư chuyên môn
Thủ tục nộp cho Cục xuất nhập cảnh
Người nước ngoài cần phải nộp "Đơn khai báo về cơ quan phụ thuộc"
cho Cục quản lý xuất nhập cảnh và tư cách lưu trú.
Công ty cũ đã thôi việc và công ty mới cũng phải nộp cho cục quản lý xuất
nhập cảnh "Đơn khai báo liên quan đến tiếp nhận người lưu trú dài
hạn"
Môi trường bao quanh du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, Visa lao động của Nhật những năm gần đây thay đổi đáng kể. Trái ngược với việc xin Visa "Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế" ngày càng khó khăn thì gần đây có thể xin Visa bằng công việc làm thêm hay thực tập kỹ năng, theo loại Visa mới là "Kỹ năng đặc định" Gửi tới các bạn du học sinh mong muốn xin Visa lao động, Gửi tới các bạn đang làm việc tại công ty muốn gia hạn Visa lao động, Gửi tới các bạn sau khi hoàn thành thực tập kỹ năng muốn xin việc tại Nhật, Hãy liên hệ với chúng tôi, Văn phòng luật có chuyên môn và thực tích cao về xin Visa lao động |
■Địa chỉ văn phòng
〒980-0801
Miyagiken Sendaishi Aobaku
Kimachidori 1-8-28
Saneikimachidori Build 3F
Chi tiết Tại đây